Phát biểu tại lễ khánh thành, ông Nguyễn Văn Tuấn - Tổng Giám đốc GELEX cho biết, hoạt động kinh doanh của Tập đoàn GELEX luôn gắn trách nhiệm xã hội, đặc biệt trong lĩnh vực y tế, giáo dục và phát triển con người, thông qua những hành động thiết thực.
Ông Tuấn khẳng định: “Bổ sung thêm nguồn lực cho các bệnh viện là giúp người dân có thể tiếp cận thêm với các dịch vụ y tế chất lượng cao. Đặc biệt, chúng tôi cũng muốn góp phần kiến tạo môi trường làm việc hiệu quả cho đội ngũ y bác sỹ, luôn trách nhiệm và đam mê với sự nghiệp chữa bệnh cứu người”.
Bệnh viện Bạch Mai - Hà Nội, là bệnh viện tuyến cuối tại miền Bắc, có nhịp độ làm việc căng thẳng và “nóng” bậc nhất cả nước. Riêng Trung tâm Cấp cứu A9 được coi là nơi “đầu sóng ngọn gió", tiếp nhận từ 250 - 300 bệnh nhân, trong đó đến 70% là bệnh nặng.
Sự đồng hành và tài trợ của Tập đoàn GELEX đã giúp các phòng bệnh của Trung tâm Cấp cứu A9 và Trung tâm Đột quỵ được trang bị đầy đủ hơn, tiện nghi hơn, đảm bảo không gian riêng tư và yên tĩnh, giúp bệnh nhân và gia đình an tâm hơn trong quá trình điều trị và hồi phục. Bên cạnh đó, môi trường làm việc được cải thiện sẽ giúp đội ngũ y bác sĩ thêm phấn khởi, yên tâm công tác, từ đó phát huy tối đa chuyên môn và tâm huyết trong công việc.
PGS.TS Đào Xuân Cơ - Giám đốc Bệnh viện Bạch Mai bày tỏ sự tri ân sâu sắc đến Ban lãnh đạo và cán bộ nhân viên Tập đoàn GELEX.
“Các bạn đã nhường cơm sẻ áo cho Bệnh viện Bạch Mai để chúng tôi có môi trường làm việc, điều trị hiện đại và giúp đối tượng hưởng thụ cuối cùng là người bệnh có những trải nghiệm tuyệt vời. Chúng tôi cam kết sẽ khai thác, sử dụng đúng mục đích hướng tới mục tiêu chăm sóc điều trị cho người bệnh một cách tốt nhất”, PGS.TS Đào Xuân Cơ nhấn mạnh.
Đây là lần thứ 2, GELEX tài trợ cho Bệnh viện Bạch Mai. Tháng 5 vừa qua, GELEX cũng đã hỗ trợ toàn bộ kinh phí cải tạo Trung tâm Đột quỵ gồm 3 tầng, trên tổng diện tích sàn gần 300m2, với nhiều phòng bệnh và 10 giường bệnh hiện đại.
Ngọc Minh
" alt=""/>GELEX hỗ trợ bệnh viện Bạch Mai cải tạo Trung tâm Cấp cứu A9![]() |
Nơi này cách TP.HCM không quá xa, nên các bạn có thể đi xe máy theo QL 51, đến giáo xứ Chu Hải (xã Tân Hải, huyện Tân Thành, Bà Rịa - Vũng Tàu). Từ đây bạn có thể dựa vào Google Maps hoặc hỏi người dân để đi tiếp vào khoảng 5-6 km nữa là đến nơi. |
![]() |
Đây là con đường dẫn vào Suối Đá. Nơi này trước là đường đá đỏ, nhưng mới đây đã được rải đá, giúp việc di chuyển khá dễ dàng. |
![]() |
Sau khi gửi xe, các bạn đi bộ thêm một đoạn đường nữa để có thể đến được Suối Đá. |
![]() |
Thêm một đoạn đi bộ ngắn dưới những tán cây rừng xanh tươi. |
![]() |
Ở đây có nhiều hồ nước nhỏ được tạo thành theo dòng suối. |
![]() |
Những con đường quanh co có biển chỉ dẫn là những tảng đá để đến vị trí các hồ nước khác ở phía trên. |
![]() |
![]() |
Những dòng nước trong lành và mát rượi. |
![]() |
Trên đường đi lên có một mỏm đá nhô ra chụp hình rất đẹp, nhưng các bạn nhớ cẩn thận vì bên dưới là vực sâu. |
![]() |
Thả mình vào dòng nước trong xanh và mát rượi cho bạn cảm giác sảng khoái. |
![]() |
Những con suối chảy tí tách như bản nhạc du dương giữa núi rừng. |
![]() |
![]() |
Xung quanh các hồ nước còn có những chiếc sàn nhỏ, phục vụ du khách nghỉ ngơi và ăn uống. Nơi đây thích hợp cho những ai yêu thiên nhiên, hay chỉ đơn giản là một buổi dã ngoại cuối tuần cùng gia đình, bạn bè... |
(Theo Dân Trí)
" alt=""/>Suối Đá ở Bà RịaTối 18/11, tại TP Hà Giang, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với tỉnh Hà Giang khai mạc Ngày hội Văn hóa dân tộc Mông toàn quốc lần thứ 2 năm 2016 với chủ đề “Bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Mông trong thời kì đổi mới - Hội nhập và phát triển bền vững đất nước”.
![]() |
Ông Nguyễn Văn Bình - Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng Ban Kinh tế Trung ương, Trưởng Ban chỉ đạo Tây Bắc phát biểu tại lễ khai mạc. |
Ông Nguyễn Văn Bình, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng; bà Đặng Thị Ngọc Thịnh, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch nước cùng nhiều đại diện các bộ, ngành, địa phương và đông đảo đồng bào sống tại Hà Giang và các tỉnh lân cận đã tham dự buổi khai mạc.
Phát biểu chỉ đạo tại lễ khai mạc, ông Nguyễn Văn Bình nhấn mạnh: “Văn hóa các dân tộc thiểu số là di sản quý giá, góp phần làm nên sự phong phú, đa dạng và thống nhất của nền văn hóa Việt Nam. Việc giữ gìn bản sắc văn hóa của đồng bào các dân tộc nói chung và đồng bào dân tộc Mông nói riêng là nhiệm vụ chính trị có ý nghĩa chiến lược đặc biệt quan trọng trong thời ký công nghiệp hóa, hiện đại hóa và phát triển bền vững đất nước”.
Ông Nguyễn Văn Bình khẳng định, việc tổ chức Ngày hội văn hóa dân tộc Mông toàn quốc lần thứ 2 là hoạt động văn hóa có ý nghĩa thiết thực nhằm cụ thể hóa các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, thể hiện sự chăm lo của các cấp ngành đến đời sống tình thần của đồng bào Mông.
Đây cũng là dịp để để đồng bào cả nước nói chung, đồng bào Mông nói riêng bày tỏ tình cảm, niềm tin yêu với Đảng, với Bác Hồ, ý thức trách nhiệm với văn hóa truyền thống, củng cố sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân tộc, góp phần giữ vững ổn định chính trị, đảm bảo an ninh biên giới.
![]() |
Trong đêm khai mạc, nhiều tiết mục được dàn dựng công phu với sự tham gia của nhiều nghệ sĩ nghệ nhân. |
Ngày hội năm nay thu hút sự tham gia của trên 1.000 diễn viên, vận động viên, nghệ nhân đồng bào Mông đến từ 13 tỉnh gồm: Lào Cai, Cao Bằng, Thái Nguyên, Lạng Sơn, Bắc Kạn, Tuyên Quang, Lai Châu, Sơn La, Điện Biên, Thanh Hóa, Nghệ An, Đắk Lắk và Hà Giang.
Sự kiện này tôn vinh những giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của dân tộc Mông trong nền văn hóa thống nhất mà đa dạng của cộng đồng 54 dân tộc Việt Nam.
Đây cũng là dịp để các diễn viên, vận động viên, nghệ nhân đồng bào Mông gặp gỡ, giao lưu, trao đổi kinh nghiệm, nâng cao nhận thức, ý thức trong việc bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc Mông, góp phần xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiến tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.
Minh Giang
" alt=""/>Khai mạc ngày hội Văn hóa dân tộc Mông toàn quốc lần thứ 2